BIỂU MẪU TÀI LIỆU
Chữ Ký Điện Tử Cá Nhân Và Các Vấn Đề Liên Quan?
Trong công cuộc cách mạng chuyển đổi số, chữ ký điện tử và
chữ ký số ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Tuy nhiên chữ ký điện tử
cá nhân chỉ mới chiếm 1% trong tổng chữ ký số được cấp phát và tập trung ở một
số ứng dụng nội bộ. Nhằm thúc đẩy ứng dụng chữ ký điện tử cá nhân được rộng
rãi, bài viết sau sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về chữ ký điện tử cá nhân và
các vấn đề liên quan:
1. Chữ ký điện tử cá
nhân là gì?
Electronic signature hay còn gọi với tên là chữ ký điện tử:
là những thông tin kèm theo dữ liệu (bao gồm văn bản, hình ảnh, video…) với
công dụng là xác định dữ liệu.
Có thể nói một cách đơn giản dễ hiểu như sau: chữ ký điện tử
là những thông tin đi kèm với dữ liệu điện tử, nhằm xác nhận chủ của dữ liệu và
chấp thuận của người đó đối với nội dung được ký.
Chữ ký số điện tử cá nhân hay còn có tên gọi khác như Chữ ký số cá nhân cũng là một loại chữ ký điện tử. Nó tương đương với chữ ký tay của cá nhân, được dùng với mục đích xác thực danh tính của người ký trong các trường hợp ký văn bản, tài liệu điện tử hay tham gia các giao dịch trực tuyến
Xem thêm: Chữ Ký Số “Con Dấu Điện Tử” Của Doanh Nghiệp
2. Lợi ích khi sử dụng
chữ ký điện tử cá nhân
Mặc dù hiện tại chữ ký điện tử cá nhân (chữ ký số cá nhân)
chưa được sử dụng rộng rãi, do những thói quen vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, hiện
tại với mục tiêu chuyển đổi số và số hóa đời sống, công việc và những ưu điểm nỗi
bật của chữ ký điện tử mang lại. Mà chứ ký điện tử cá nhân ngày càng được ưa
chuộng và áp dụng rộng rãi. Cùng điểm qua những lợi của chữ ký điện tử cá nhân
mang lại:
- Rút ngắn thời gian
xử lý hồ sơ: thay vì chờ đợi văn bản trình qua các phòng ban như hình thức
truyền thống hiện tại thì việc ký số sẽ
giúp người dùng tiết kiệm được phần lớn thời gian xử lý hồ sơ khi chỉ cần 1
thao tác đơn giản là văn bản đã được ký duyệt.
- Giảm thiểu chi phí
hành chính: ký số trên thiết bị điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm những
khoản chi phí về việc in ấn tài liệu.
- Không cần chuẩn bị
hồ sơ bản cứng: hồ sơ đều đã được lưu trữ trên hệ thống phần mềm. Giúp người
dùng dễ dàng quản lý và tra cứu tài liệu, tránh bị thất lạc.
- Ký duyệt mọi lúc mọi
nơi: có thể ký số bất kỳ lúc nào ở bất cứ nơi đâu chỉ với 1 chiếc điện thoại
cài ứng dụng.
3. Giá trị pháp lý của
chữ ký điện tử cá nhân
Theo quy định tại Quyết định số 1984/2015/QĐ-TCT thì:
Xem thêm: Ký Duyệt Tài Liệu, Công Văn, Hợp Đồng Tại Nhà Với Chữ Ký Số
Qua đó chúng ta có thể thấy
chữ ký điện tử cá nhân (chữ ký số) có giá trị pháp lý trên tất cả các văn
bản điện tử như tờ khai thuế, hóa đơn điện tử, hợp đồng mua bán hàng, hợp
đồng đối tác,…
4. Hướng dẫn đăng ký
và sử dụng chữ ký điện tử cá nhân
Bước 1: Nộp hồ sơ
đăng ký cấp chữ ký số qua USB Token
Sau khi đặt mua chữ ký số từ các nhà cung cấp, người dùng thực
hiện nộp hồ sơ đăng ký cấp chữ ký số qua USB Token. Để nộp hồ sơ đăng ký cập chữ
ký số qua USB Token, người dùng liên hệ và nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị cung
cấp.
Bước 2: Nhà cung
cấp kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký chữ ký số cá nhân
Bước 3: Cài
đặt và kích hoạt USB Token
Sau khi hồ sơ đăng ký được nhà cung cấp thẩm định
thành công. USB Token sẽ được gửi về đơn vị và tiến hàng cài đặt và kích hoạt
USB để thực hiện ký số bằng USB Token
Bước 4: Doanh nghiệp
đăng ký tài khoản với Tổng cục Thuế
Bước 5: Sau
khi xác nhận thông tin, Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia sẽ trả lại kết
quả xác nhận với cơ quan thuế. Khi đó doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để
ký điện tử các văn bản điện tử.
Hy vọng với những thông tin trên Sureportal có thể mang đến
cho bạn những kiến thức hữu ích.
Bài viết tham khảo:
- Những
Trường Hợp Được Sử Dụng Chữ Ký Số
- Chữ
ký số trong hợp đồng lao động
- Danh
sách 16 đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng
- Cách
kiểm tra, xác minh chữ ký số trên văn bản điện tử
- Những
lỗi cơ bản khiến không ký được chữ ký số
- Thủ tục đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp