BIỂU MẪU TÀI LIỆU
Cách kiểm tra, xác minh chữ ký số trên văn bản điện tử
CÁCH KIỂM TRA, XÁC MINH CHỮ KÝ SỐ TRÊN VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Trong đại dịch COVID-19, các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn sử dụng văn bản điện tử, giấy tờ điện tử, hợp đồng điện tử để trao đổi và ký kết với doanh nghiệp đối tác. Tuy nhiên, một số tổ chức, doanh nghiệp không biết cách thức, công cụ nào để xác minh chữ ký điện tử, chữ ký số của phía đối tác ký lên văn bản điện tử, giấy tờ điện tử, hợp đồng điện tử.
Nhận thức được tình trạng trên, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông gần đây đã có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Theo đó, người nhận văn bản có thể sử dụng chính phần mềm mà người ký dùng để ký số hoặc sử dụng một số phần mềm đọc, soạn thảo văn bản phổ biến được xây dựng và phát triển bởi các cơ quan, tổ chức tin cậy như Adobe Acrobat (của Adobe), Word, Excel, Power Point (của Microsoft), vSignPDF (của Ban Cơ yếu Chính phủ) để kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử mà mình nhận được.
Cách thức, quy trình kiểm tra chữ ký
số cần tuân thủ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 79 Nghị định số
130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Cụ thể, trước
khi chấp nhận chữ ký số của người ký, người nhận phải kiểm tra các thông tin và
tình trạng chữ ký như sau:
·
Trạng thái chứng thư số
·
Phạm vi sử dụng, giới hạn trách
nhiệm và các thông tin trên chứng thư số của người ký
·
Chữ ký số phải được tạo bởi khóa bí
mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số của người ký
·
Đối với chữ ký số được tạo ra bởi
chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam, người nhận
phải kiểm tra hiệu lực chứng thư số trên cả hệ thống của tổ chức cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và hệ thống của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký số nước ngoài cấp chứng thư số đó.
Ngoài ra, người nhận phải thực hiện
quy trình xác minh chữ ký số như sau:
·
Kiểm tra trạng thái chứng thư số tại
thời điểm thực hiện ký số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông
tin trên chứng thư số đó theo quy định tại Điều 5 Nghị định 130 trên hệ thống
kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số
đó.
·
Trong trường hợp người ký sử dụng
chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp:
Kiểm tra trạng thái chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký
số đã cấp chứng thư số đó tại thời điểm thực hiện ký số trên hệ thống kỹ thuật
của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; Chữ ký số trên
thông điệp dữ liệu chỉ có hiệu lực khi kết quả kiểm tra tại các khoản 1 và 2
Điều này đồng thời có hiệu lực.
Mẫu chữ ký số trên văn bản điện tử
Để phục vụ nhu cầu sử dụng văn bản
điện tử của người dân, hiện nay Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đang
nghiên cứu xây dựng và phát triển ứng dụng cho phép người dùng ký số, xác minh
chữ ký số trên máy tính cá nhân hoặc nền tảng web, đáp ứng các quy định, tiêu
chuẩn kỹ thuật về chữ ký số, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Ngay khi ứng
dụng hoàn thiện, Trung tâm sẽ cung cấp miễn phí để các tổ chức, cá nhân có nhu
cầu ký số, kiểm tra chữ ký số lựa chọn sử dụng. Đây là một tin đáng mừng cho
các doanh nghiệp Việt Nam đang chưa thích ứng kịp thời với công cuộc chuyển đổi
số được cho là xu thế dẫn đầu của nền kinh tế thế giới trong thời điểm hiện
nay.
Nguồn: Tạp chí an toàn
thông tin
Có thể bạn quan tâm:
- Những lỗi cơ bản khiến không ký được chữ ký số
- Hướng dẫn ký nháy, ký tắt, ký chính thức đứng nhất
- Chữ ký số cá nhân là gì? Lợi ích khi sử dụng chữ ký số cá
nhân
- Chữ ký điện tử và chữ ký số khác nhau như nào?